Với giao diện đẹp, dễ sử dụng, SnapPages là sự lựa chọn thích hợp dành cho những bạn muốn tự tay xây dựng website cá nhân mà không có nhiều thời gian và kinh nghiệm để sử dụng các phần mềm tạo web chuyên nghiệp.
Bạn truy cập vào http://snappages.com, nhấn Sign Up để đăng ký tài khoản mới. Điền đầy đủ các thông tin vào khung Register your account, gồm Username (tên truy cập), Email, Password, Enter the code (nhập mã số được cung cấp vào ô). Đồng thời, bạn nhấn lên nút Select Personal để lựa chọn gói miễn phí rồi nhấn Continue. Khi đã tạo xong, bạn chọn Login Nowđăng nhập vào trang xây dựng website.
1. Tạo giao diện:
Khi đã vào được trang quản lý, bạn truy cập vào đường dẫn http://snappages.com/members/wizard.php, nhấn Let’s get started để thiết lập nhanh các tùy chọn cho website. Điền tên và chú thích web vào hai ô Title, Tagline > Continue. Tại trang Design a theme for your new website, nhấn Continue để lựa chọn và tùy biến giao diện web. Dịch vụ cung cấp sẵn 16 mẫu giao diện, nhấn Select Template để sử dụng. Các mẫu có chữ Pro chỉ dành cho tài khoản có trả phí. Nếu thích, bạn có thể chọn các mẫu này nhưng chỉ được dùng thử trong 14 ngày.
Bạn chờ trong giây lát để dịch vụ tải về các font, và hình ảnh của giao diện. Khi tải xong, bạn sẽ được xem thử toàn bộ giao diện, kèm theo là các công cụ chỉnh sửa như: Colors (thay đổi màu sắc chữ của nội dung trên web, bạn chọn màu của tiêu đề chính trong ô Primary và màu tiêu phụ trong ô Secondary), Styles (dựa trên mẫu giao diện đã chọn, hộp Theme Styles có thêm các mẫu với màu sắc và cách phối màu khác), Text (thay đổi tiêu đề hiển thị trên banner, sau khi nhấn nút Text, bạn chọn đoạn text có sẵn trên banner và thay đổi nội dung theo ý thích, hoặc nhấn New Text để thêm nội dung mới), Logo (nhấn Import Logo để lựa chọn một logo đặt trên banner, nên lựa chọn ảnh PNG để logo có màu nền trong suốt, điều chỉnh lại độ trong suốt của logo bằng cách kéo thanh trượt tại mục Transparency), Graphics (chèn các hình ảnh có sẵn để trang trí cho banner thêm màu sắc, bạn nhấn chọn ảnh cần chèn và xem ngay kết quả, thay đổi độ trong suốt của hình tại Transparency), Fills (chọn hoa văn cho banner, chỉ sử dụng được cho các giao diện có banner một màu), Effects (hiệu ứng đổ màu cho banner), Image (thay đổi ảnh nền giao diện, nếu hiện ra thông báo Background images are not supported by this theme tức là giao diện bạn đang dùng không hỗ trợ chức năng thay ảnh nền), Advanced (gồm bốn tùy chọn là Font – thay đổi font cho toàn bộ web, Background – nhấn Import Image để chọn ảnh làm banner, Buttons – chọn kiểu và màu sắc cho nút nhấn,Hyperlinks – lựa chọn màu, định dạng cho các liên kết trong nội dung bài viết). Tùy chỉnh xong, bạn nhấn Continue > điền tên giao diện vào ô Choose a title for your new theme > Save.
Bạn có thể sử dụng thêm các mẫu giao diện khác bằng cách vào địa chỉ http://snappages.com (sau khi đã đăng nhập), chọn menu Apps > Themes > Exchange, nhấn nút > Download tải về giao diện cần sử dụng. Các mẫu giao diện bạn đã tạo cũng được liệt kê trong mục Themes > Manage, bạn nhấn Edit để chỉnh sửa lại, rồi nhấn Apply để áp dụng.
2. Nội dung trang chủ:
Bạn có thể truy cập vào địa chỉ username.snappages.com (username là tên đăng nhập của bạn) để xem thử website của mình. Để thay đổi nội dung, thành phần trên trang chủ, bạn chọn menu Apps > Web Page > Edit Page. Nhấn Layout để lựa chọn một layout phù hợp nhất cho website. Khi cần chỉnh sửa các thành phần có sẵn, bạn chỉ việc nhấn lên chúng > Edit rồi thay đổi nội dung, hoặc chọn Duplicate để “nhân đôi” thành phần đó lên. Thanh bên trái bao gồm các tiện ích để bạn chèn vào trang web, bạn chỉ cần chọn thành phần cần chèn rồi kéo thả vào vị trí phù hợp trên trang web. Gồm các mục như Text (chèn thêm tiêu đề với nhiều định dạng), Media (gồm các tiện ích trình diễn ảnh, đặc biệt là 3D Gallery giúp trình diễn theo kiểu 3D, Photo Grid liệt kê các ảnh theo từng hàng… Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần tạo album ảnh, sẽ đề cập ở phần sau. Tiện ích Video Player giúp chèn một đoạn video, bằng cách dán đoạn code HTML của video vào hộp Embed Video Player), Element (gồm các thành phần nhỏ như Button – nút nhấn liên kết đến website khác, Divider – thanh ngang để phân chia trang web thành nhiều phần dễ theo dõi hơn, Follow Button – nút nhấn để người xem theo dõi bạn trên Twitter, chỉ cần điền tài khoản trên Twitter vào ô Enter your Twitter screen name rồi nhấn Save, Paypal Button – khai báo thông tin tài khoản của bạn trên Paypal để chèn nút Paypal vào web, giúp người xem chuyển tiền cho bạn ngay lập tức), Widgets (gồm một vài tiện ích tiêu biểu như Contact Form – chèn hộp liên hệ vào web, Blog Post – hiển thị các bài đăng mới nhất trên blog, Code Box – hỗ trợ chèn và thực thi đoạn mã HTML, JavaScript…).
Bạn vào Apps > Web Pages > New Page tạo thêm một trang trong website và tiến hành xây dựng nội dung như trên (tối đa được tạo 5 trang).
3. Tạo slideshow ảnh:
SnapPages hỗ trợ trình diễn ảnh rất tốt, bạn vào Apps > Photos để tải ảnh từ máy tính lên dịch vụ. Nhấn Import để tạo album mới, rồi làm theo hướng dẫn để lựa chọn các hình ảnh cần sử dụng. Bạn có thể nhấn Adjust > Photo Effects để áp dụng hiệu ứng màu xám và màu sepia cho ảnh. Ngoài ra, trong mục Adjust còn có các công cụ khác để cắt xén ảnh, thay đổi độ sáng cho ảnh…
4. Viết blog:
Bạn vào menu Apps > Blog, nhấn Write a New Post để viết bài mới cho blog cá nhân. Giao diện trình soạn thảo bài viết rất trực quan, bạn chỉ cần kéo thả các thành phần tại khung Web Blocks bên trái vào khung bên phải, chẳng hạn như kéo thành phần Text vào để ghi nội dung chữ, kéo Video Player vào để chèn nhanh một video vào bài viết,… Bạn nhấn mục Add Category bên phải để tạo chuyên mục chứa bài viết. Nhấn Comment > đánh dấu vào ô Allow Comments để cho phép người xem để lại nhận xét. Nhấn Preview để xem lại bài viết, rồi chọn Publish để xuất bản lên website.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét